Phải chăng con ma trơi cũng “yếu đuối” lắm. Chúng chỉ doạ nạt được các bà già hay những đứa trẻ nhút nhát thôi ư? Hay các bà già muốn “bịa” ra những con ma trơi như vậy để hù doạ và răn đe những đứa nhỏ không cho chúng đi chơi buổi tối? Thực sự là ở các vùng nông thôn, nhất là ở những con đường xuyên qua cánh đồng nơi có nghĩa trang, thỉnh thoảng vẫn có người gặp ma trơi. Vậy con ma chuyên trêu ghẹo bà già và những đứa trẻ nhút nhát ấy có thực không và hình thù, tính chất của nó như thế nào? Các nhà khoa học đã tìm cách bắt lấy một con ma trơi và tìm ra một bí mật cực kỳ hấp dẫn về loài ma này.
Lý giải khoa học về hiện tượng ma trơi. Liệu có ma trơi thật sự?
Hiện tượng ma trơi xảy ra ở những ngôi mộ có lớp địa chất không tốt. Trong quá trình phân hủy xác người thì khí phốt phin sinh ra tác dụng với không khí ngay ở điều kiện thường sinh ra hơi nước và điphotpho pentaoxit kèm theo ánh sáng màu xanh nhạt. Ánh sáng này theo gió cuốn đi sinh ra hiện tượng ma trơi.
Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng photpho đc giải phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn P2H4. Điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngòai không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ra P4H10 và H2O:
2P2H4 7O2 —-> 2P2O5 4H2O Q (1)
Nhờ nhiệt Q tỏa ra ở phản ứng (1) mà:
2PH3 4O2 —-> P2O5 3H2O Q’ (2)
Các pư 1 và 2 tảo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 và P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta gọi đó là “ma trơi”. Hiện tượng này thưởng gặp ở các nghĩa địa khi trời mưa có gió nhẹ.
Vậy nên các bạn đừng sợ ma trơi nữa nhé. Ma trơi không có thật đâu.